THỰC PHẨM GIÚP CẢI THIỆN CẢM XÚC VÀ TÂM TRẠNG


Có bao giờ bạn nghĩ rằng một số thay đổi nhỏ trong thực đơn hàng ngày có thể khiến chúng ta hạnh phúc hơn? Đây không phải là điều giả định hay mơ ước mà là một giải pháp đã được khoa học chứng minh. Để tìm hiểu về vấn đề này, hãy cùng gặp gỡ Chuyên gia nghiên cứu Wellness của Oriflame, Tiến sĩ. Anke Ginzburg.

Thực phẩm tác động thế nào đến tâm trạng của con người? Mối liên hệ giữa thực đơn hàng ngày và cảm xúc của chúng ta là gì? 
Thực phẩm có thể tác động đáng kể đến trạng thái tâm lý và cảm xúc của chúng ta. Nếu không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho các cơ quan và hệ thống trong cơ thể, bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được tác động tiêu cực trong cảm xúc của mình. Ăn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GI) cao cho bạn nguồn năng lượng tức thời nhưng đồng thời làm mức đường huyết của cơ thể giảm xuống nhanh chóng, tạo cảm giác kiệt sức và uể oải ngay sau đó. Ngoài ra, thiếu hụt các vitamin nhóm B còn là nguyên nhân dẫn đến tâm trạng tiêu cực.
Chất dẫn truyền thần kinh có liên quan đến cảm giác hạnh phúc và thỏa mãn mang tên serotonin. Serotonin mang đến cảm giác no và thỏa mãn cho cơ thể sau mỗi khi chúng ta ăn xong – đồng thời nó cũng mang đến bạn cảm giác được yêu. Chúng ta có thể chủ động nâng cao lượng serotonin của cơ thể bằng cách ăn chuối, kiwi và dứa. Rất đơn giản!

Chất béo có lợi & chất béo có hại là gì? Chúng tác động thế nào đến tinh khí và tâm trạng của chúng ta?

Chất béo có lợi là các thành phần cần thiết giúp duy trì các hoạt động chức năng bình thường của cơ thể. Mỗi tế bào đều cần chất béo cho hoạt động riêng. Khi nhắc đến các chất béo có lợi, chúng ta thường nói đến các axit béo polyunsaturated (axit béo Omega-3 hoặc 6), có nhiều trong hạt óc chó, hạt lanh, hạt chia hoặc cá béo.
Chất béo có hại (hay còn gọi là chất béo bão hòa) là các thành phần không có trong tự nhiên nhưng cơ thể hấp thụ từ các thực phẩm chế biến sẵn. Chúng thường tích tụ trong hệ tim mạch, gây nghẽn mạch và dẫn đến chứng nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Ngoài ra các axit béo này còn gây hại cho màng tế bào và hệ thần kinh. Vì vậy mỗi khi muốn dùng một chiếc bánh donut, hãy nhớ rằng các chất béo bão hòa có trong bánh không chỉ làm tăng kích cỡ vòng 2 của bạn mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe não bộ!

"Vì vậy mỗi khi muốn dùng một chiếc bánh donut, hãy nhớ rằng các chất béo bão hòa có trong bánh không chỉ làm tăng kích cỡ vòng 2 của bạn mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe não bộ!"

"Ăn uống theo cảm xúc" ám chỉ đến việc thèm ăn các thực phẩm béo và ngọt – Vì sao chúng ta thường thèm những món "độc hại" mỗi khi buồn phiền hoặc thất vọng thay vì những loại thực phẩm lành mạnh?
Não sẽ tiết ra chất xúc tác dopamine khi chúng ta ăn một số loại thực phẩm nhất định và đây là chất tạo cảm giác hạnh phúc.
Lý do chúng ta thường chọn thức ăn béo và ngọt có liên quan đến vấn đề tiến hóa trong khoa học. Theo bản năng, chúng ta cần những thức ăn này để bảo đảm việc sinh tồn và duy trì giống nòi khi thực phẩm trở nên khan hiếm. Qua việc kết nối thực phẩm chứa nhiều calo với phần thưởng là cảm giác hài lòng và thỏa mãn, thiên nhiên đã tác động đến hệ gen và lập trình rằng khi đói, chúng ta sẽ không chọn thực phẩm ít năng lượng mà sẽ chọn loại có hàm lượng calo cao nhất.
Vấn đề là các loại muối, chất béo và đường có trong thực phẩm ngày nay đa phần đều gây hại cho cơ thể con người.
Cụm từ “hangry” ám chỉ đến việc ai đó sẽ cảm thấy giận dữ (angry) khi đói (hungry) – Chuyện này có trong thực tế hay không & Tại sao lại có hiện tượng này?
Đói là một dấu hiệu cơ bản, nó báo hiệu rằng cơ thể cần đồ ăn. Nhưng trên phương diện khoa học, không có từ chuyên môn nào được gọi là “hangry”.
Chúng ta là các sinh vật có khuynh hướng tuân theo thói quen cố định về cách thức và thời gian ăn. Chúng ta thường cảm thấy thỏa mãn vào một số thời điểm nhất định trong ngày và cảm thấy mất cân bằng, hay có thể gọi là "hangry" khi mọi thứ thuộc quy trình cố định bị đảo lộn.
Vì sao ăn thực phẩm chế biến sẵn thường làm chúng ta bị mệt và uể oải?
Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều calo ở dạng chất béo bão hòa và đường. Đường tinh luyện thường có chỉ số đường huyết thực phẩm (GI) cao. Những thực phẩm có chỉ số GI cao có thể kích thích chứng "khủng hoảng năng lượng", đó là cảm giác mệt mỏi uể oải đến liền ngay sau trạng thái phấn chấn rất ngắn. Đây là dấu hiệu của chứng tụt giảm đường huyết đột ngột. 
Nên ăn gì thay cho các món ăn vặt chế biến sẵn?
Hãy thử dùng chuối thay cho các món ăn vặt chế biết sẵn vì chúng còn có tên gọi là "trái cây hạnh phúc". Chuối có sự cân bằng lý tưởng giữa phức hợp carbohydrate và protein, đồng thời còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất cần thiết.
Bữa ăn “hạnh phúc” là bữa ăn thế nào?
Một bữa ăn "hạnh phúc" là bữa ăn bảo đảm được sự cân bằng giữa protein, phức hợp carbohydrate, các chất béo có lợi và các vi chất. Rau củ quả hữu cơ tươi sống hoặc nấu tái là những thành phần chính yếu làm nên bữa ăn "hạnh phúc".

Oriflame

  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
    BÌNH LUẬN BLOGGER
    BÌNH LUẬN FACEBOOK

0 nhận xét: