Những thực phẩm có tác dụng chữa bệnh

Không chỉ là bài thuốc dân gian truyền miệng, súp gà thực sự làm dịu cơn cảm lạnh. Thịt gà chứa một loại axit amin gọi là cysteine​​, giúp giảm lượng chất nhầy trong phổi, và nước dùng nóng hổi giúp giữ ẩm cho mũi, ngừa mất nước. Đôi khi bạn cố gắng hết sức để chống lại bệnh cúm và mùa đông ảm đạm, nhưng gần như không thể tránh khỏi việc gặp những đợt sổ mũi nhẹ ở vài thời điểm trong năm. Khi bạn bị bệnh, cơ thể cần nhiều calo hơn để có thể hoạt động. Vì cơ thể phải làm việc vất vả hơn để chống nhiễm trùng, đặc biệt là khi nó phải chiến đấu với thân nhiệt cao hơn do cảm sốt. Do đó để cơ thể có thể làm việc hiệu quả, bạn cần bổ sung "nhiên liệu", tức là dinh dưỡng từ thức ăn.

Ảnh: Womenshealthmag.
Ảnh: Womenshealthmag.

1. Các loại thực phẩm giúp bạn chống cảm lạnh 
Cách tốt nhất để đối phó với cơn cảm lạnh là uống nhiều nước và ăn các loại thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch. Dưới đây là một số thực phẩm tốt nhất nên ăn:

Súp gà
Không chỉ là "bài thuốc dân gian truyền miệng" của phụ nữ, súp gà thực sự có thể giúp làm dịu cơn cảm lạnh. Thịt gà chứa một loại axit amin gọi là cysteine​​, giúp giảm lượng chất nhầy trong phổi. Nước súp nóng hổi giúp giữ ẩm cho mũi, ngăn ngừa mất nước, đồng thời chống lại chứng viêm họng. Thêm vào đó, các thành phần khác có thể giúp cơ thể chống lại cơn cảm lạnh bằng cách ngăn chặn xung huyết và viêm nhiễm ở các bộ phận của cơ thể.

Trà nóng 
Nước ấm có thể làm dịu cơn đau họng và giảm tình trạng sung huyết, do đó các thức uống như trà xanh giàu chất chống oxy hóa chống nhiễm trùng và hỗ trợ hệ thống miễn dịch, rất lý tưởng để giữ nước cho cơ thể và cũng giúp trị chứng nghẹt mũi. Nếu bạn không thích trà, uống nước chanh nóng cũng rất hiệu quả.

Trái cây họ cam quýt 
Trong khi trái cây họ cam quýt không phải là phương thuốc chữa bách bệnh, nhưng lớp trắng mềm mại dưới lớp vỏ của cam, chanh, bưởi, chanh lá cam chứa chất flavonoid, giúp tăng cường hệ miễn dịch và tăng tốc độ phục hồi.

Kem trái cây 
Giữ ổn định quá trình hydrat hóa trong cơ thể là điều cần thiết khi bạn bị cảm lạnh. Sự cân bằng này có thể hạn chế lượng chất nhầy và chứng xung huyết. Nhìn chung ăn trái cây rất tốt cho cơ thể, nhưng kem trái cây sẽ là một cách tuyệt vời để thúc đẩy quá trình hydrat hóa, đặc biệt mang lại cảm giác dễ chịu cho cổ họng. Sẽ càng tốt hơn nếu đó là kem gồm 100% nước ép trái cây hoặc trái cây.

Món ăn nhiều gia vị 
Thức ăn nhiều gia vị có thể khiến bạn chảy nước mũi và nước mắt, nhưng chúng cũng giúp thông mũi tự nhiên rất hiệu quả. Ăn ớt, wasabi (bột gia vị của Nhật Bản, có vị như mù tạc), hoặc cải ngựa giúp giảm các triệu chứng xung huyết.

2. Các loại thực phẩm tốt cho dạ dày 
Khi gặp phải các vấn đề về dạ dày (có thể đi kèm với bệnh cúm), giữ cho cơ thể luôn đủ nước và ăn những thực phẩm đơn giản, dễ tiêu hóa là con đường nhanh nhất để phục hồi. Dưới đây là một vài loại thực phẩm phù hợp nhất:

Bánh quy giòn và bánh mì nướng 
Bánh quy giòn và bánh mì nướng không chứa muối, hoặc ít muối, rất dễ tiêu hóa. Những thực phẩm giàu tinh bột này sẽ không làm trầm trọng thêm tình trạng buồn nôn bạn có thể gặp, và giúp ổn định tiêu hóa. Chúng đặc biệt hữu ích cho bạn sau khi nôn.

Chuối 
Chuối rất giàu kali, thường bị rút cạn khi bạn vã mồ hôi, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Chúng cũng dễ tiêu hóa, giúp giảm nhiệt độ cơ thể và bổ sung các ion bị mất.

Gừng 
Nghiên cứu cho thấy gừng cực kỳ hiệu quả trong việc ngăn ngừa, làm dịu chứng buồn nôn và các bệnh về dạ dày khác như táo bón, đầy hơi, nôn mửa. Uống trà gừng hoặc gừng thái lát (để tránh cacbonat gây ảnh hưởng đến dạ dày) giúp giữ cho cơ thể đủ nước, đồng thời làm dịu sự khó chịu ở vùng bụng.
Nguồn vnexpress.net

Oriflame

  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
    BÌNH LUẬN BLOGGER
    BÌNH LUẬN FACEBOOK